Bí quyết xử lý vết thương lở loét

Vết thương lở loét là một trong những dấu hiệu thường gặp ở các bệnh nhân nằm lâu ngày hoặc tỳ đè lâu quá ở 1 vị trí. Nó gây nên tình trạng đau đớn khó chịu cho bệnh nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây chúng tôi sẽ mách bạn cách xử lý vết thương lở loét đúng nhất.

Nguyên nhân khiến vết thương bị lở loét

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành vết loét. Từ một tổn thương nhỏ nếu không phát hiện và chữa trị đúng cách thì vết thương cũng sẽ có khả năng bị nhiễm trùng lở loét đau đớn và khó chịu. Các nguyên nhân gây nên tình trạng lở loét như:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành vết loét.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hình thành vết loét.
  • Áp lực tỳ đè quá lâu do nằm lâu ngày, bệnh nhân hôn mê sau chấn thương phẫu thuật
  • Cung cấp thiếu chất dinh dưỡng làm cho các lớp mỡ, lớp cơ dưới da bị mỏng đi khiến da dễ bị loét
  • Mắc các bệnh lý mãn tính điển hình là đái tháo đường
  • Bệnh nhân ít vận động ít tập thể thao
  • Vệ sinh da không sạch sẽ chưa loại bỏ các loại vi khuẩn có hại
  • Độ ẩm da cao là môi trường thuận lợi để các vi sinh vật có hại phát triển
  • Bên cạnh đó còn có 1 số nguyên nhân khiến vết loét trở nên nặng thêm đó là;
  • Chăm sóc vết loét không đúng cách sử dụng các loại sát khuẩn gây kích ứng, chậm lành vết thương
  • Môi trường sống ẩm mốc tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển

Nguyên tắc chăm sóc vết thương lở loét

Khi đã hiểu rõ nguyên nhân gây loét tỳ đè thì từ đó sẽ có nguyên tắc cơ bản chăm sóc vết loét

Giảm áp lực tỳ đè cho vết loét

  • Thay đổi tư thế đối với bệnh nhân nằm lâu 2 giờ/ lần
  • Đặt bệnh nhân nằm đầu cao khoảng 30 độ
  • SỬ dụng giường, ghế đẩy trợ giúp đặc biệt giảm áp lưc tỳ đè

Nâng đỡ thể trạng

  • Tập vận động nhẹ nhàng cho bệnh nhân
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp: tăng thêm protein, khoáng chất và các yếu tố vi lượng
  • Tăng cường lưu thông máu đến vùng da bị tỳ đè bằng việc mát xa xoa bóp cho bệnh nhân

Vệ sinh vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn

Đây được xem là bước vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc vết thương loét tỳ đè Dung dịch kháng khuẩn sẽ giúp tiêu diệt vi sinh vật tại ổ loét. Khi đảm bảo sạch sẽ, không viêm, nhiễm trùng vết loét sẽ được kiểm soát để hạn chế loét thêm, giảm chảy mù và dần co lại

Các bước xử lý vết loét tại nhà

Làm sạch sơ bộ vết loét 

Ban đầu các vết loét sẽ tồn tại nhiều bụi bẩn mảng da chết dịch rỉ. Cần làm sạch sơ bộ trước khi sử dụng các dung dịch sát khuẩn. Đối với các vết loét nhẹ có thể dùng nhíp hơ qua lửa để gắp bỏ mảng da chết, hoặc dùng nước muối sinh lí để lau rửa vết thương

Đối với các vết loét nhẹ có thể dùng nhíp hơ qua lửa để gắp bỏ mảng da chết, hoặc dùng nước muối sinh lí để lau rửa vết thương
Đối với các vết loét nhẹ có thể dùng nhíp hơ qua lửa để gắp bỏ mảng da chết, hoặc dùng nước muối sinh lí để lau rửa vết thương

Vệ sinh vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng

Đay được xem là bước vô cùng quan trọng sử dụng trong tất cả trường hợp bệnh nhân bị loét da. Vết loét chỉ có thể nhanh lành trong điều kiện không bị nhiễm khuẩn. 

Dưỡng ẩm vết loét

Dưỡng ẩm vết loét nhằm đẩy nhanh quá trình lành vết loét. Một số sản phẩm sẽ có vai trò sát khuẩn đồng thời giảm bớt số lần vệ sinh vết loét. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng khi vết loét khô se hẳn, không rỉ dịch viêm.

Băng vết loét

Cần băng vết loét để ngăn cản các yếu tố ngoài môi trường như bụi bẩn, vi khuẩn. Hạn chế tiếp xúc cọ xát với đồ đạc xung quanh. Tuy nhiên không nên băng quá chặt tránh gây đau đớn và tạo điều kiện cho các vi khuẩn kị khí phát triển. BĂng gạc nên đảm bảo vô khuẩn thay sau mỗi lần vệ sinh vết loét

Tuyệt đối không nên chăm sóc vết loét bằng các phương pháp dân gian như lá trầu không, lá trà xanh, nước oxy già, cồn y tế, không tự rắc thuốc kháng sinh lên vết thương….

Như vậy trên đây là Bí quyết xử lí vết thương lở loét. Hy vọng sẽ giúp các bệnh nhân cũng như người thân có được cách chăm sóc và vệ sinh vết loét đúng cách nhất. Vừa đảm bảo vết thương nhanh lành lại chống nhiễm trùng.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *