Cách thay băng tại nhà chuẩn nhất

Đối với một vết thương tiểu phẫu thì ngoài những ngày được chăm sóc tại bệnh viện thì việc chăm sóc vết thương tại nhà có vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thay băng tại nhà chuẩn nhất.

Những dụng cụ cần để thay băng vết thương 

Bình thường khi ở nhà thì mỗi ngày bạn nên thay băng 1 lần. Tuy nhiên 1 số trường hợp sẽ phải thay thêm vì vết thương có dấu hiệu rỉ nhiều dịch, băng dính bẩn, băng té nước ẩm ngoài ý muốn…

Qua Trinh Lien Vet Thuong 1987
Bình thường khi ở nhà thì mỗi ngày bạn nên thay băng 1 lần.

Những thứ cần chuẩn bị bao gồm có:

  • Cồn iod
  • Gạc vô khuẩn
  • Chai nước muối sinh lý
  • Băng dính hoặc băng cuộn
  • Găng tay y tế

Các bước tiến hành 

Khi thay băng bạn nên thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Người trực tiếp thay băng cho bệnh nhân nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sử dụng găng tay y tế nếu cần
  • Bước 2” Chủ động tẩm ướt băng che vết thương bằng nước muối sinh lý trong vòng 15 phút
  • Bước 3: nhẹ nhàng bóc băng ra khỏi vết thương
  • Bước 4: Lau rửa sạch dịch đọng trên về mặt và các vảy máu đen bám ở trên vết thương bằng gạc ẩm
  • Bước 5: Nặn dịch tụ bên trong vết thương
  • Bước 6: Sát khuẩn vết thương 
  • Pha loãng dung dịch cồn iod với nước muối sinh lí theo tỷ lệ 1:5 sau đó dùng gạc tẩm dung dịch cồn pha loãng trên sát khuẩn dọc theo thứ tự vết khâu.
  • Bước 7: băng lại vết thương bằng gạc vô khuẩn rồi cố định bằng băng cuộn hoặc băng dính

Theo dõi và đánh giá vết khâu

Việc chăm sóc vết khâu giúp bạn nhận biết các dấu hiệu bất thường của vết thương

Dấu hiệu bất thường

Đau tại chỗ vết khâu: Thông thường bệnh nhân đau nhất trong khoảng 3 ngày đầu rồi giảm dần. Cảm giác đau này có thể dung thuốc giảm đau nhưng nên dùng đúng liều lượng thời gian

Sưng nề, đau nhức phía ngon chi sau vết khâu: khi bị thương sẽ vô tình làm đứt các tĩnh mạch dưới da điều này sẽ làm cản trở dòng máu từ phía ngọn chi chảy về tim gây ứ trệ tuần hoàn. Tùy thuộc vào mức độ ứ trệ mà tạo nên hiện tượng sưng tấy, đau đớn ít hay nhiều. Để khắc phục bạn có thể hạn chế vận động, đồng thời gác cao ngọn chi để máu về tim dễ dàng hơn. 

Các dấu hiệu bất thường

  • Vết thương rỉ máu ngay sau khâu
  • Đau đớn liên tục nhiều ngày và tăng dần cấp độ
  • Vết thương bị sưng đỏ, nóng…
  • Vùng da xung quanh phù nề căng mọng tụ dịch nhiều dưới miệng vết khâu vết thương tăng tiết dịch thấm qua băng từng ngày hoặc rỉ dịch mủ tanh
  • Bục chỉ vết khâu
  • Bệnh nhân có dấu hiệu bị sốt
  • Khi có dấu hiệu bất thường nên đến gặp bác sĩ để xử lí ngay nhé.

Vệ sinh cơ thể

Cần tránh vết thương đã khâu bị dính nước trong 24 giờ sau khi phẫu thuật. Vào ngày đầu tiên hậu phẫu bạn có thể lau cơ thể bằng khăn vắt khô thay vì tắm rửa

Đến ngày thứ 2 neus bạn chỉ vận động hạn chế cơ thể không bài tiết nhiều mồ hôi cũng nên hạn chế tắm rửa. Trong trường hợp cần phải vệ sinh thì nên tắm dưới vòi hoa sen trong thời gian vừa phải, che chắn kĩ lưỡng vết mổ tránh để xà phòng và nước bẩn xối vào.

Tuyệt đối không nên tắm trong bồn vì sẽ ngâm vết thương trong nước làm biểu bì mềm ra hở đường chỉ khâu. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn thường trú trên da xâm nhập. Sau khi tắm cũng nên lau người nhanh và các vùng da xung quanh bằng khăn sạch.

Dinh dưỡng sau khi phẫu thuật

Dinh Duong Trong Cham Soc Vet Thuong 2000
Dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng đối với chăm sóc vết mổ

Dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng đối với chăm sóc vết mổ:  Bạn nên tránh tuyệt đối các loại thực phẩm sau đây:

Không nên ăn rau muống vì hình thành sẹo lồi. Không nên ăn thịt gà vì vết thương sẽ lâu khỏi. Đồ nếp có tính nóng, thịt chó tính nóng sẽ làm vết thương lâu lành và nguy cơ để lại sẹo cao. Bên cạnh đó các loại thực phẩm như thịt bò, hải sản cũng nên tránh tuyệt đối

Như vậy chúng tôi vừa mách bạn Cách thay băng tại nhà chuẩn nhất. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn có được quy cách chăm sóc vết thương chuẩn và an toàn nhất.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *