Bỏng nước sôi là một tai nạn xảy ra khá thường xuyên trong đời sống hàng ngày, có thể xảy ra với người lớn, trẻ nhỏ, người già. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều chưa có kiến thức để xử lý khi bị bỏng nước sôi. Việc hiểu rõ bỏng nước sôi rất quan trọng, giúp cho bạn xử lý đúng cách trước khi đến các cơ sở y tế.
Contents
1.Các mức độ bỏng nước sôi bạn nên biết
– Bỏng mức độ 1: tổn thương ở bề mặt da lớp đầu tiên. Lúc này lớp da bị bỏng đỏ rát, khô. Ở mức độ này trong khoảng 3-4 ngày có thể tự lành lại và thường không để lại sẹo.
– Bỏng mức độ 2: Hai lớp ngoài da bị tổn thương, xuất hiện dịch ở vết bỏng, có cảm giác đau. Ở mức độ này tầm khoảng 1-3 tuần thì lành. Tuy nhiên có thể để lại sẹo.
– Bỏng mức độ 3: Da xuất hiện lớp vảy đen, bị đau khi ấn mạnh vào vùng bị tổn thương. Một số trường hợp không thấy cảm giác đau do chết dây thần kinh, có thể xuất hiện mụn nước. Ở trường hợp này, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được chữa trị.
– Bỏng mức độ 4: Mức độ tổn thương rất nghiêm trọng, lúc này vùng da bị bỏng ảnh hưởng hết lớp da, thậm chí đến lớp cơ và xương. Trường hơp này cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để đực cấp cứu và chữa trị kịp thời.
2. Làm mát vết bỏng
– Nhanh chóng đưa vết bỏng vào chậu nước mát hoặc vòi nước, để tầm 10-15 phút. Không nên lấy đà chườm lên vết bỏng vì có thể gây tổn thương cho da.
– Nếu trường hợp vết bỏng trong quần áo thì không nên cởi bỏ quần áo, hãy cứ xả qua vòi nước mát sau đó dùng kéo cắt bỏ lớp quần áo để cho vết bỏng được khô ráo.
– Việc rửa vết bỏng do nước sôi dưới nước mát giúp cho vết bỏng tránh lan rộng ra và cũng giảm thiểu cảm giác đau.
3. Giữ sạch cho vết bỏng nước
– Một số người thường truyền tay nhau rằng khi bị bỏng hãy bôi kem đánh răng, mỡ hay lòng trắng trứng thì vết bỏng sẽ dịu đi nhưng cách làm này là hoàn toàn sai. Không nên bôi một chất gì đó lên bề mặt vết bỏng, tránh trường hợp bị nhiễm trùng.
– Khi làm mát vết bỏng xong để cho khô, sau đó dùng băng đã khử trùng hoặc một mảnh vải sạch để tránh nhiễm bẩn.
– Nếu vết bỏng nhẹ như cấp độ 1,2 thì bạn có thể tự chăm sóc ở nhà, sau một thời gian nó sẽ tự khỏi. Nhưng vết bỏng lớn, diện tích tổn thương lớn nên ra các cơ sở y tế để chữa trị dưới sự chỉ định của bác sĩ.
4. Khi nào được rửa vết bỏng
– Nên giữ vết bỏng được sạch sẽ trong vòng 24h, sau 24h bạn có thể rửa vùng da bị bỏng bằng xà phòng hay nước muối sinh lý. Sau đó, dùng bông hay khăn lau khô, chú ý sử dụng lực tay một cách nhẹ nhàng nhất có thể để tránh đau bệnh nhân. Nên thay băng gạc mỗi ngày 1-2 lần.
5. Một số cách chăm sóc vết bỏng nước sôi
– Lá nha đam hoặc các loại kem có tinh chất nha đam: Nha đam được biết đến là một loại chất có tác dụng giúp vết thương mát, dễ chịu hơn. Đối với các loại kem có tinh chất nha đam, bạn nên ra các hiệu thuốc để được các dược sĩ tư vấn một cách chi tiết nhất.
– Thuốc khác sinh: Đối với một số vết bỏng lớn có khả năng nhiễm trùng bạn nên dùng các loại kem bôi có chứa kháng sinh để chống nhiễm trùng có bán tại các cửa hàng thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng khánh sinh để trị bỏng có thể gây ra một vài biến chứng nên tốt nhất khi vết bỏng nặng bạn cần đưa người bệnh ra các trung tâm y tế để được chữa trị.
– Ngăn ngừa nhiễm trùng: Khi vết bỏng lành có mọc da non có thể xuất hiện cảm giác ngứa nhưng tuyệt đối không được gãi vì lúc này vùng da đó rất nhạy cảm, nếu tác động mạnh có thể bị nhiễm trùng.
– Vết bỏng bị phồng to: Tuyệt đối không nên chọc vết bỏng này ra, vết bọng nước này sẽ tự mất trong một thời gian nhất định tùy vào mức độ nặng hay nhẹ.
– Dùng thuốc trị sẹo: Đối với một số người có cơ địa sẹo lồi, những vết bỏng nhẹ do nước sôi gây ra cũng để lại sẹo trông khá kém thẩm mỹ. Lúc này, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra một loại kem trị sẹo phù hợp.
– Chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng. Nên ăn một số thực phẩm có chứa vitamin C để tăng cường đề kháng, các loại rau củ quả,… Nên tránh ăn rau muống, trứng, thịt bò vì có thể để lại sẹo.