Hiện nay, bệnh tiểu đường là một căn bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa tại Việt Nam. Nó ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày đặc biệt có thể dẫn đến 1 số biến chứng nghiêm trọng. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn cẩm nang về về bệnh tiểu đường.
Contents
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay còn có tên gọi khác là bệnh đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate. bệnh chủ yếu do tuyến tụy sản xuất không đủ insulin làm giảm khả năng tác động trong cơ thể dẫn đến lượng đường trong máu luôn ở mức cao.
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh như: suy thận, mù mắt, tai biến mạch máu não và tim mạch vành.
Có mấy dạng tiểu đường?
Hiện tiểu đường gồm có 2 dạng chính:
Tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 là bệnh do sự bất thường của tế bào đảo Langerhans làm giảm tiết hormon insulin hoặc không tiết ra insulin gây nguy hiểm đến tính mạng. Phần lớn bệnh này xảy ra ở trẻ em và người dưới 20 tuổi. Ở lứa tuổi này các triệu chứng diễn ra đột ngột và nhanh vì thế có thể dễ dàng nhận biết được.
Nguyên nhân chủ yếu của loại bệnh đái tháo đường tuýp 1 chưa được chỉ ra cụ thể song phần lớn là do di truyền cộng với tác nhân một trường.
Bệnh tiểu đường tuýp 2
Đây là bệnh phổ biến thường gặp ở những người trên 40 tuổi và có xu hướng trẻ hóa. Số bệnh nhân ở thể này chiếm khoảng 90-95%. Bệnh không có biểu hiện nên rất khó phát hiện.
Tiểu đường thai kì
Đây là tình trạng bất thường xảy ra trong quá trình trao đổi carbohydrate. Tiểu đường thai kì sẽ hết ngay khi sinh con. Nếu không điều trị kịp thời sẽ có tác động xấu ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Nguyên nhân chủ yếu là khi mang thai nhau thai tạo ra các kích tố để duy trì thai kì. những kích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn. Khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này thì lượng đường tích tụ trong máu tăng lên dẫn đến tiểu đường thai kì.
Triệu chứng của tiểu đường
Một số triệu chứng chủ yếu của tiểu đường là:
- Tiểu nhiều nồng độ glucose trong máu cao dẫn đến lượng glucose trong nước tiểu đầu cao vượt quá ngưỡng hấp thu ở thận. Do đó một phần glucose không được tái hấp thu ở ống lượn gần đến đến nước tiểu tồn tại đường.
- Uống nhiều nước: Khi cơ thể mất nước sẽ kích thích vùng da dưới đồi gây ra cảm giác khát khiến bệnh nhân uống nước liên tục
- Ăn nhiều: Do cơ thể không thể sử dụng đường để tạo năng lượng nên người bệnh sẽ có cảm giác nhanh đói
- Gầy: Mặc dù ăn uống nhiều hơn so với bình thường nhưng do cơ thể không sử dụng glucose để tái tạo năng lượng nên sẽ tăng cường thái hóa lipid và protid để bù trừ. CHo nên bệnh nhân thường gầy gò xanh xao
- Bên cạnh đó còn có 1 số biểu hiện như: buồn nôn, người xanh xao, vết loét lâu lành, mờ mắt…..
Biến chứng có thể xảy ra
Người mắc tiểu đường càng lâu sẽ càng khó kiểm soát lượng đường trong máu. Nguy cơ biến chứng tăng nhanh. Cụ thể:
- Bệnh tim mạch: Khi đái tháo đường bạn có nguy cơ mắc 1 số bệnh về tim mạch như đau tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ….
- Tổn thương thần kinh: lượng đường dư thừa trong máu dẫn đến tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh.
- Tổn thương thận: Bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tổ chức thận. Có thể dẫn đến suy thận.
- Tổn thương mắt: khi bị bệnh này các mạch máu của võng mạc có thể bị tổn thương và suy giảm thị lực nghiêm trọng
Điều trị tiểu đường
Khi có dấu hiệu bị tiểu đường tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời tránh biến chứng. Nếu tiểu đường tuýp 1 có thể không thể tự sản xuất insulin bạn cần phải dùng chúng trong suốt quãng đời còn lại. Nếu bị tiểu đường tuýp 2 thì bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập.
Đặc biệt thực phẩm cần phải chú ý: hạn chế ăn nhiều các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, các loại bánh kẹo nước ngọt, đồ uống có gas, rượu bia chất kích thích, cơm bún phở….
Trên đây chúng tôi vừa cung cấp đến bạn cẩm nang về bệnh tiểu đường. Hy vọng rằng bạn sẽ có được một chế độ chăm sóc sức khỏe nghỉ ngơi hợp lí hạn chế bệnh tật