Mổ lấy thai là một trong những thủ thuật phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm, có khoảng 1,2 triệu ca sinh mổ, trong đó có đến 3-15% sản phụ bị biến chứng nhiễm trùng vết mổ sau sinh.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng sau sinh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng sau sinh, trong đó, béo phì và tiểu đường là hai nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất.
Nhiễm khuẩn vết mổ không chỉ khiến người bệnh phải tái nhập viện mà còn khiến thời gian nằm viện của người bệnh tăng lên trung bình 9,7 ngày. Quan sát các lần thăm khám tại phòng cấp cứu, chi phí điều trị chưa hoàn trả và chi phí tái nhập viện khiến chi phí ước tính ở bệnh viện được công bố là 22,239$ cho mỗi ca nhiễm khuẩn vết mổ và việc áp dụng mô hình hoàn trả cho đợt chăm sóc 90 ngày theo gói CSM có thể khiến những chi phí liên quan đến nhiễm trùng sau mổ sản khoa cao hơn.
Hầu hết hướng dẫn lâm sàng quốc gia nhằm giảm tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ tập trung vào những can thiệp, chăm sóc tại bệnh viện. Trong khi đó, nguyên nhân chính khiến người bệnh tái nhập viện lại liên quan đến những yếu tố, tác nhân sau khi xuất viện hơn là những nguyên nhân liên quan đến bệnh viện.
Trong nhiều năm, chúng tôi đã thực hiện theo những hướng dẫn của quốc gia nhằm nỗ lực cải tiến các can thiệp trước và trong phẫu thuật, tuy nhiên, tỷ lệ nhiềm trùng vết mổ vẫn không thuyên giảm.
Sau đó, chúng tôi đã cân nhắc sử dụng gạc xốp silicone tẩm bạc để băng vết thương cho những sản phụ có mổ lấy thai nhằm tăng thời gian bảo vệ vết mổ cho các bà mẹ trong thời gian ở nhà.
Đặt vấn đề
Trung tâm phụ nữ và trẻ sơ sinh ở bệnh viện Methodist Harris Health Texas tọa lạc tại Tây Nam Fort Worth, Texas, có khoảng 250 giường bệnh và hàng năm thực hiện hơn 1000 ca mổ lấy thai. Tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ sau sinh khoảng 4% trong 2 năm 2012, 2014. Tính trung bình cho 3 năm, 2012, 2013, 2014 thì tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ trung bình là 3,6%. Ít nhất 15 can thiệp theo hướng dẫn lâm sàng của quốc gia đã được thực hiện từ 2009 nhằm giảm tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ (bao gồm những hướng dẫn, quy trình chuẩn bị trước mổ và đào tạo nhân viên y tế), mặc dù vậy, tỷ lệ này vẫn cao.
Tham khảo: Gạc chứa chất kháng khuẩn HETIS
Phương pháp
Sau khi xem lại những hướng dẫn thực hành lâm sàng tốt nhất của quốc gia, chúng tôi đã quyết định dừng việc sử dụng những tiêu chuẩn chăm sóc trước đó trong việc điều trị vết thương sau mổ, thay vào đó chúng tôi sử dụng gạc xốp silicone kháng khuẩn tự dính cho tất cả những sản phụ có mổ lấy thai và để 5 ngày sau mới thay băng.
Chúng tôi cho rằng phương pháp này sẽ giúp giảm nhiễm trùng vết mổ và giảm chi phí điều trị. Sau khi thay đổi phương pháp, chúng tôi so sánh tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ trong 30 tháng ở 2 giai đoạn trước (từ quý 4, 2012 đến quý 1, 2015) và sau can thiệp (từ quý 2, 2015 đến quý 3, 2017).
Tiến hành
Ban lãnh đạo tại trung tâm sản khoa đã tóm tắt về những nỗ lực lâu dài trong quản lý điều dưỡng cũng như quản lý y khoa nhằm giải quyết vấn đề nhiễm trùng vết mổ và đề xuất biện pháp can thiệp mới. Các nhân viên y tế trong trung tâm đã ủng hộ việc sử dụng sản phẩm gạc xốp silicone tẩm chất kháng khuẩn tự dính để băng cho những sản phụ sau mổ sản khoa.
Điều dưỡng viên, phụ mổ và bác sĩ sản khoa đều được đào tạo về phương pháp mới. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là việc thay đổi thói quen thay băng gạc hay thói quen để hở vết mổ vào ngày đầu tiên sau mổ của các bác sĩ.
Sản phụ, điều dưỡng và bác sĩ đều thích sản phẩm gạc xốp silicone kháng khuẩn tự dính. Các sản phụ cảm thấy rất thoải mái khi mang gạc và điều dưỡng thì cho rằng việc sử dụng gạc cũng rất thuận lợi, dễ dàng. Chỉ có 1 trường hợp sản phụ bị dị ứng với băng keo nhưng vẫn sử dụng được gạc mà không bị bất kỳ phản ứng kích ứng nào.
Bàn luận
Việc tỷ lệ nhiễm trùng sản khoa dễ xảy ra trong một thời gian dài mà không có xu hướng giảm đã khiến các bác sĩ phản đối phương pháp can thiệp mới phải thay đổi.
Chìa khóa cho sự thành công của dự án là việc đào tạo sâu, rộng về chăm sóc hậu sản cho bác sĩ, điều dưỡng và sản phụ. Mặc dù có nhiều thách thức, việc đào tạo cho tất cả những người liên quan, bao gồm cả sản phụ về tầm quan trọng của việc không thay băng trong 5 ngày cũng như việc cần phải kiểm tra băng hàng ngày để chắc chắn rằng băng vẫn bám dính tốt và không bị thấm quá nhiều dịch hay nhiễm bẩn từ bên ngoài là điều cần thiết.
Đánh giá của chúng tôi chỉ ra rằng, phần lớn các khuyến nghị quốc gia nhằm giảm tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ xoay xung quanh các quy trình trước và trong phẫu thuật mà ít chú ý đến vấn đề chăm sóc sau hậu phẫu, đặc biệt ít chú ý đến các yếu tố như băng sau phẫu thuật, một yếu tố có thể giúp kéo dài thời gian bảo vệ vết mổ sau khi xuất viện, dù dữ liệu đã chỉ ra rằng tỷ lệ bệnh nhân tái nhập viện vì những lý do liên quan đến các vấn đề sau khi xuất viện nhiều hơn là những vấn đề xảy ra trong thời gian nằm viện. Dữ liệu này giúp hỗ trợ cho giả thuyết của chúng tôi về việc dùng gạc xốp silicone kháng khuẩn tự dính sẽ giúp giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ.
Chúng tôi đã quan sát thấy rằng, sự hài lòng của người bệnh trong thời gian nằm viện có liên quan đến vấn đề lựa chọn băng gạc chăm sóc sau mổ. Việc băng gạc dính quá chặt vào vết mổ sẽ làm sản phụ đau, khó chịu mỗi lần cử động cũng như khi tháo bỏ băng. Không chỉ vậy, nó còn là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương thứ cấp cho vết mổ như bong da, kích ứng da, điều này khiến vết thương chậm liền, có nguy cơ nhiễm trùng, dẫn tới tăng thời gian nằm viện và giảm chất lượng cuộc sống của sản phụ.
Sản phụ cảm thấy thoải mái, dễ chịu với gạc đắp vết thương chính là một thành công khi sử dụng phương pháp mới. Băng gạc tiên tiến hỗ trợ cho cả sản phụ và nhân viên y tế. Các mẹ có thể tắm mà không sợ nước vào vùng vết mổ, không sợ đau do dính gạc, thoải mái, dễ chịu khi sử dụng. Với nhân viên y tế thì giúp quan sát, đánh giá vết thương dễ dàng, tiết kiệm thời gian chăm sóc.
Kết luận
Năm 2015, chúng tôi bắt đầu thử nghiệm phương pháp chăm sóc vết thương mới đó là sử dụng gạc xốp silicone kháng khuẩn tự dính băng vết thương và thay băng sau 5 ngày. Chúng tôi không áp dụng phương pháp can thiệp mới nào khác ngoài việc sử dụng phương pháp này, do đó, chúng tôi tin rằng việc sử dụng gạc xốp silicone kháng khuẩn tự dính có liên quan mạnh mẽ đến việc giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ. Dữ liệu trước đó đã chỉ ra rằng, những yếu tố nguy cơ xuất hiện sau khi xuất viện là nguyên nhân khiến người bệnh tái nhập viện nhiều hơn là những nguyên nhân xảy ra trong thời kỳ nằm viện. Trên cơ sở đó, chúng tôi tin rằng việc sử dụng gạc xốp silicone kháng khuẩn tự dính và thay băng sau 5 ngày sẽ giúp giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ. Thực tế, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ giảm trong hơn 2 năm qua là minh chứng cho luận điểm đó.
Việc nâng cao chất lượng chăm sóc sẽ giúp tiết kiệm chi phí điều trị. Nếu phương pháp mới này được đưa vào thực hành từ năm 2012 đến năm 2017, thì sẽ giúp giảm 1,47 triệu đô cho chi phí điều trị liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ.
Nghiên cứu đã sử dụng những yếu tố điều tra khoa học và ứng dụng những đổi mới trong quy trình chăm sóc để giải quyết vấn đề an toàn cho người bệnh. Nhờ quan sát vấn đề từ nhiều khía cạnh bao gồm cả chăm sóc vết mổ và sự hài lòng của người bệnh, chúng tôi đã kiên trì để tìm ra giải pháp.
Link bài gốc:
https://www.connect2know.com/HigherLogic/System/DownloadDocumentFile.ashx?DocumentFileKey=98c1db1b-9e3f-e265-8ecb-f4f7ff23f543&forceDialog=0