Gửi câu hỏi của bạn


    Các câu hỏi thường gặp

    Tại sao gạc Foam, Alginate của Hetis lại có tác dụng thúc đẩy liền thương?

    Nhân viên ứng dụng sản phẩm:

    Chào bạn,

    Rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến HETIS.

    1.1. Gạc Foam
    – Gạc Foam có khả năng giữ dịch trong gạc tốt nên gạc giúp vết thương liền trong môi
    trường ẩm. Không chỉ vậy, gạc còn giúp giữ nhiệt cho vết thương. Nhờ đó mà thúc
    đẩy sự phát triển của các tế bào như nguyên bào sợi, các tế bào mạch máu mới nên vết
    thương liền nhanh hơn.
    – Gạc có tác dụng ngăn nước, vi sinh vật, giúp ngăn những tác nhân có hại tác động
    xấu đến vùng bị thương nhờ vậy vết thương cũng lành nhanh hơn.
    – Gạc cho phép oxy vào trong vùng vết thương một cách dễ dàng mà không bị cản trở,
    nhờ vậy các tế bào cũng được tái tạo nhanh hơn, làm vết thương nhanh liền hơn.
    – Gạc không dính vào vết thương, không gây tổn thương thứ cấp cũng là lý do giúp vết
    thương nhanh lành.
    1.2 Alginate
    – Gạc Alginate có khả năng cầm máu ở những mao mạch nhỏ và khả năng tạo gel với
    dịch vết thương nên gạc không chỉ giúp vết thương kiểm soát dịch mà còn giúp duy trì
    môi trường ẩm cho vết thương. Nhờ kiểm soát tốt các mạch máu bị tổn thương và
    cung cấp môi trường ẩm mà các tế bào phát triển nhanh hơn, do đó vết thương nhanh
    liền hơn.
    – Gạc không dính vào vết thương, không gây tổn thương thứ cấp cũng là lý do giúp vết
    thương nhanh lành.

    Tại sao gạc Hydrocolloid có tác dụng ngăn ngừa sẹo lồi?

    – Trong quá trình liền thương, do các nguyên bào sợi sản xuất quá nhiều collagen và
    các sợi collagen mới được hình thành này đổ xô đến vị trí tổn thương gây nên sẹo lồi,
    sẹo phì đại. Gạc Hydrocolloid giúp ngăn chặn quá trình nguyên bào sợi tạo ra các
    collgen dư thừa, do đó, vùng sẹo sẽ phẳng hơn, không bị lồi. Không chỉ vậy, gạc còn
    tạo thành một lớp bảo vệ vùng bị thương khỏi vi sinh vật và các tác nhân có hại từ môi
    trường.

    Lưu gạc 2-3 ngày tại vết thương có sợ tạo thành ổ vi khuẩn hay không?

    – Với những vết thương nhiễm khuẩn thì cần thay gạc và rửa vết thương hàng ngày vì
    bản thân dịch vết thương đã là một ổ vi khuẩn.
    – Với vết thương sạch, chỉ lưu gạc 2-3 ngày trong trường hợp dịch vết thương thấm
    vào gạc chưa nhiều (nếu dịch thấm nhiều đến gần mép gạc thì cần thay ngay). Nhờ
    gạc có lớp màng ngăn nước và vi sinh vật từ bên ngoài vào, cộng thêm dịch vết
    thương sạch nên ít vi khuẩn, do đó gạc có thể lưu 2-3 ngày mà không sợ là ổ cho vi
    sinh vật phát triển..

    Khi nào nên thay gạc?
    – Phụ thuộc vào tình trạng của vết thương, nhân viên y tế sẽ đưa ra được thời gian thay
    gạc phù hợp.
     
    Tài liệu lưu hành nội bộ
     
    Công ty trách nhiệm hữu hạn Lavichem
    Nhà máy: Lô 8, CN18, KCN Khai Quang, TP.Vĩnh Yên, T. Vĩnh Phúc
    Tel: (0211) 3846.107. Website: www.Lavichem.vn. Emai: info@lavichem.vn
     
    + Thông thường, với vết thương nhiễm khuẩn, nên thay gạc và vệ sinh vết thương
    hàng ngày.
    + Còn với những vết thương không nhiễm khuẩn, chỉ nên thay gạc khi nhân viên y tế
    thấy dịch lan ra đến gần mép gạc hoặc 2-3 ngày thay 1 lần.