CÁCH PHÂN LOẠI VÀ TÍNH DIỆN TÍCH VẾT BỎNG

1. Phân loại bỏng

Phân loại bỏng có thể theo mức độ nông sâu hoặc cũng có thể chia theo cách chia 5 độ.

1.1 Phân loại theo độ nông sâu

– Bỏng nông (chỉ cần 1 trong 3 dấu hiệu sau đã giúp chẩn đoán):

+ Có nốt phỏng.

+ Nền tổn thương bỏng có màu hồng hoặc đỏ.

+ Còn cảm giác đau vùng bỏng.

– Bỏng sâu (chỉ cần 1 trong 3 dấu hiệu sau đã đủ giúp chẩn đoán):

+ Có hoại tử bỏng: hoại tử ướt (màu trắng bệch như thịt luộc, màu trắng xám, xanh xám khi đã có nhiễm khuẩn, phù nề gồ cao hơn vùng da lành, mềm ướt khi sờ); hoặc hoại tử khô (màu đen hoặc vàng xám, lõm hơn da lành, khô ráp khi sờ, có các dấu hiệu tắc mạch phía dưới).

+ Mất hoàn toàn cảm giác đau tại vùng bỏng.

+ Có các dấu hiệu tại vùng bỏng như: lộ cơ, mạch máu, xương, khớp, gân hay các tạng khác dưới da.

1.2 Phân loại bỏng theo cách chia 5 độ

– Bỏng độ I: da đỏ, đau rát, phù nhẹ.

– Bỏng độ II: nốt phỏng vòm mỏng, dịch nốt phỏng màu vàng chanh, nền nốt phỏng màu hồng nhạt, không có rớm máu, chạm vào nền vết bỏng đau nhiều.

– Bỏng độ III: nốt phỏng vòm dày, dịch nốt phỏng có thể có màu hồng, nền nốt phỏng xung huyết đỏ, có thể rớm máu, chạm vào nền vết bỏng đau.

– Bỏng độ IV: hoại tử ướt màu trắng bệch, nổi cao hơn da bình thường, hoại tử khô đen xám lõm dầy cứng, có hình mạch máu dưới da bị đông tắc. Có thể rút lông ra khỏi da một cách dễ dàng hoặc dùng đầu kim nhọn chọc vào các đám hoại tử, người bệnh không thấy đau.

– Bỏng độ V: đến gân cơ xương khớp và các tạng ở sâu.

2. Tính diện tích vết bỏng

2.1 Sử dụng phương pháp con số 9 ở người lớn

– Đầu mặt cổ: 9%

– Thân trước: 18%

– Thân sau và 2 mông: 18%

– Một chi trên: 9%

– Một chi dưới: 18%

– Sinh dục ngoài: 1%

 

 

 2.2 Sử dụng phương pháp các con số 1,3,6,9,18 ở người lớn

 

– 1%: mu, gan bàn tay, tầng sinh môn, cổ gáy

– 3%: cánh, cẳng tay, da mặt, da đầu, 1 bàn chân

– 9%: đùi, 1 chi trên

-18%: 1 chi dưới, thân trước, thân sau (cả 2 mông)

 

 

 

 2.3 Tính diện tích bỏng trẻ em

Phần cơ thể

Tuổi

Đầu và mặt (%) Hai đùi (%) Hai cẳng chân(%)
1 17 13 10
5 13 16 11
10 10 18 12
 

Các phần khác của cơ thể cách tính diện tích như ở người lớn.

2.4 Phương pháp bàn tay người bệnh

– Sử dụng bàn tay người bệnh để tính diện tích bỏng.

– Một bàn tay người bệnh tương đương 1%

– Phương pháp này không chính xác tuyệt đối nhưng thuận tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng và giúp ước lượng nhanh diện tích bỏng.

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *