CÁC LOẠI TỔN THƯƠNG DA

Da có thể bị tổn thương bởi nhiều tác nhân khác nhau như tác nhân vật lý, hóa học, nhiễm trùng, dị ứng,…Mỗi tác nhân khác nhau sẽ gây nên những tổn thương khác nhau như ban đỏ, sẩn, mụn nước, vết xước, rách hay loét.

CÁC LOẠI TỔN THƯƠNG DA

Da có thể bị tổn thương bởi nhiều tác nhân khác nhau như tác nhân vật lý, hóa học, nhiễm trùng, dị ứng,…Mỗi tác nhân khác nhau sẽ gây nên những tổn thương khác nhau như ban đỏ, sẩn, mụn nước, vết xước, rách hay loét.

Có hai loại tổn thương da cơ bản:

– Tổn thương tiên phát

– Tổn thương thứ phát

1. Tổn thương da tiên phát

1.1 Các thay đổi màu sắc da

Là những thương tổn phẳng trên mặt da, không nổi lên mặt da cũng không thâm nhiễm như:

– Dát đỏ: có màu hồng hoặc đỏ, mất đi khi ấn, có nhiều hình dạng, kích thước. Dát đỏ do hiện tượng dãn mạch gây ra, thường do viêm nhiễm trên da. Ví dụ như sởi, rubella, ban đỏ do dị ứng thuốc.

– Dát mạch máu: dát được tạo thành do giãn mạch ở trung bì. Dát này có thể do mắc phải hoặc bẩm sinh.

– Dát xuất huyết: do hồng cầu thoát ra ngoài mạch máu. Dát này sẽ dần hết qua các giai đoạn: bắt đầu màu hồng, sau đó đỏ thẫm, màu xanh rồi vàng và cuối cùng biến mất.

– Dát mất sắc tố hay gọi là dát trắng như bạch biến, bạch tạng.

1.2 Những thương tổn lỏng

Là túi phồng lên của thượng bì, trong đó chứa dịch. Các thương tổn lỏng gồm có:

– Mụn nước: kích thước 1-2mm, trong chứa nước. Mụn nước có thể nằm trên nền da bình thường hoặc trên nền da đỏ. Mụn nước gặp trong các bệnh rôm, chàm, tổ đỉa, herpes,…

– Bọng nước: là túi phồng lên của thượng bì, trong chứa nước, kích thước 1-2cm. Bọng nước có thể chứa huyết thanh, mủ, máu. Bọng nước có thể nằm dưới thượng bì như bọng nước trong bệnh Pemphigus hoặc nằm trong thượng bì như Pemphigus vulgaris.

– Mụn mủ: là một túi phồng trong chứa mủ. Mụn mủ có thể nằm dưới lớp sừng hoặc dưới thượng bì, có thể khu trú ở nang lông như trứng cá mủ, viêm nang lông hoặc không nằm ở nang lông như vảy nến thể mủ, mụn mủ dưới lớp sừng như mụn mủ dạng đậu mùa, eczema dạng herpes.

1.3 Những thương tổn chắc

– Sẩn: nổi gờ lên mặt da, kích thước

– Cục: hình tròn, nổi gờ lên mặt da, kích thước <1cm, nằm ở trung, hạ bì. Nhiều bệnh nhân có thương tổn là cục như u xơ, u hắc tố, viêm mao mạch cục,…

– Củ: là thương tổn chắc nổi gờ lên mặt da, do thâm nhiễm tế bào ở trung bì nông hoặc trung bì sâu, thường gặp ở các bệnh như lupus lao, phong củ, củ giang mai III,…

– Sùi: Là u của tổ chức nhú, sùi xuất hiện do tăng sinh lớp nhú của thượng bì và thâm nhiễm bạch cầu đa nhân ở trung bì. Có nhiều bệnh da có thương tổn sùi như viêm da mủ sùi, sùi mào gà, hạt cơm,…

– Nút: là thương tổn chắc hơi nổi cao hơn mặt da, bề mặt màu đỏ hoặc bình thường, do thâm nhiễm tế bào ở trung, hạ bì.

– Gôm: là thương tổn chắc nổi gờ lên mặt da kích thước bằng quả táo hoặc lớn hơn, do thâm nhiễm tế bào ở lớp trung, hạ bì. Gôm tiến triển theo các giai đoạn: cứng, mềm, vỡ mủ, loét, lên sẹo.

2. Thương tổn da thứ phát

– Vảy da: là những lát mỏng của lớp sừng tách ra từ thượng bì hoặc do rối loạn sừng hóa.Vảy da có thể là hiện tượng sinh lý (bong vảy da ở trẻ sơ sinh), nhưng cũng có thể là bệnh lý làm cho lớp sừng bong ra quá mức.

– Vảy tiết: do các chất xuất tiết khô lại mà thành. Có các loại vảy tiết như vảy huyết thanh, vảy mủ, vảy máu hoặc vảy máu + mủ.

– Xước da: do cào, gãi hoặc sau một chấn thương nông mất đi một phần thượng bì. Khi khỏi vết xước không để lại sẹo.

– Vết trợt: là thương tổn rất nông, mất đi một phần thượng bì như săng giang mai, herpes, khi khỏi không để lại sẹo.

– Vết nứt: nứt lòng bàn tay, bàn chân, nứt ở nếp gấp kheo, nếp gấp cổ chân, nứt mép trong bệnh viêm da liên cầu.

– Vết loét: do mất da đến trung bì hoặc hạ bì, khi khỏi để lại sẹo. Có nhiều bệnh có thương tổn loét như loét hoại tử, loét do giãn tĩnh mạch, loét tiểu đường,…

– Teo da: do thượng bì hoặc trung bì nông bị mỏng đi, phẳng có ánh sà cừ, đôi khi trông thấy mạng lưới mao mạch dưới da. Nguyên nhân của teo da do sự thoái hóa của tổ chức liên kết hoặc tổ chức đàn hồi. Các bệnh teo da như teo da sau tiêm corticoid, lichen xơ teo,…

– Đốm da: là đám da có nhiều màu sắc phối hợp với teo dạ, rối loạn sắc tố và giãn mạch.

– Sẹo: một thương tổn mất da đến trung bì, hạ bì, khi lành sẽ để lại sẹo. Sẹo có thể phẳng với mặt da, thấp hoặc cao hơn mặt da.

– Xơ: là thương tổn da cứng, không thể làm thành nếp da được do collagen ở trung bì đặc lại. Ví dụ: xơ cứng bì khu trú hoặc lan tỏa, xơ cứng da đầu chi.

Bài viết liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *