Hành trình điều trị vết loét tỳ đè gian nan của Má tôi
Chị Huyền – Quảng Bình (Chúng tôi cam kết hình ảnh đã được xin phép từ bệnh nhân và người nhà)
Cả nhà sốt ruột vì vết loét đau nhức khiến má không thể ngủ được
Má tôi năm nay 76 tuổi, bị ung thư di căn, nên liệt không cử động được. Vì nằm lâu nên vết loét vùng cùng cụt tiến triển rất nhanh, từ bằng đầu ngón tay, đồng xu, rồi hở ra một mảng. Vết loét có mùi, gia đình đã kết hợp điều trị kháng sinh, cắt lọc, rửa vết thương, để thoáng, rắc thuốc… nhưng không mấy tiến triển.
2,3 lần đi vào bệnh viện Tỉnh, nhưng chủ yếu là điều trị về ung thư chứ vết thương loét tỳ đè vẫn chưa có hướng giải quyết dứt điểm, chỉ bôi thuốc, uống kháng sinh, vệ sinh thay gạc.
Vết thương gần hậu môn, lại nằm một chỗ kết hợp vệ sinh tại giường dễ bị tràn vào, vết thương ngày càng lâu khỏi. Nhìn ổ loét ngày càng nặng đến độ phải lót cả tã, tôi càng nóng ruột, hỏi hết bác sĩ này đến bệnh viện khác, lo sợ má sẽ không cầm cự được mất. Sau 2 tuần ở viện, vết thương cũng không đỡ, tôi định chuyển Má vào TP.HCM để tiện chăm sóc và điều trị nhưng lại trúng đợt Covid 19…
Xót xa nóng ruột, thương Má không ngủ được lại kẹt ở quê không trở lại được thành phố, tôi đã thử lên mạng, cả các trang diễn đàn nước ngoài tìm kiếm thông tin. Lúc này vết loét đã có mủ xanh, phần bị hoại tử lọc rửa và bắt đầu có mùi rồi.
Có bệnh thì vái tứ phương – Cả nhà lao vào tìm hiểu các cách, phương thức chăm sóc má
Tôi bắt gặp một bài viết về dòng sản phẩm GẠC TIÊN TIẾN cho vết loét tỳ đè như của má tôi, đọc đi đọc lại, đọc cả những bài tiếng anh, thấy khá thuyết phục, tôi chụp ảnh gửi cho chị bạn đang làm tiến sĩ y khoa ở Mỹ, xem có nên mua gạc này cho má tôi dùng không. Chị ấy bảo “Ở các nước phát triển thì dòng gạc tiên tiến cụ thể là gạc xốp kháng khuẩn đã được ứng dụng nhiều ở vết loét tỳ đè, vết loét nhiễm trùng. Thành phần của gạc sẽ có các chất kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa các vi khuẩn, vi sinh vật gây mủ loét và
Được bên Ứng dụng của gạc tiên tiến HETIS tư vấn mua GẠC XỐP tẩm bạc kết hợp Alginate cho vết loét sâu + mua thêm mấy miếng Hydrocolloid ngăn vết hậu môn với vết loét. Ngoài phương án vệ sinh chăm sóc vết loét bằng gạc tiên tiến, thì bên Ứng dụng còn tư vấn hỗ trợ tôi về cách chăm sóc vết thương, vệ sinh tiểu tiện, giảm áp lực cho mông, lật trở má thường xuyên, đảm bảo dinh dưỡng….
Sau 2 tuần sử dụng, tôi thấy vết loét đã có tiến triển, mủ xanh không còn. Tôi chụp ảnh gửi bác sĩ Hoài, và gửi cho bên Ứng dụng tư vấn. Thật may, vết thương đã hết mủ xanh, lên mô hạt đỏ tươi. Mặc dù vẫn còn bị hở rộng. Tôi lại lấy tiếp liệu trình 1 tháng rồi 2 tháng với gạc xốp, tiếp tục dùng gạc Hydrocolloid ngăn hậu môn cho Má, vết thương tiến triển tốt, se mặt và thu gọn lại. Tổng thời gian sử dụng gần 4 tháng.
Nhưng vì má tôi vẫn nằm liệt, nên sau đó, Bác sĩ chỉ tư vấn dùng duy trì dạng dự phòng loét trở lại với 1 tuần 1 miếng. Miếng gạc xốp êm, khi không có dịch dùng tối đa 1 tuần, nên chi phí cũng hợp lý.
Gạc tiên tiến HETIS – Bước tiến mới trong việc hỗ trợ và điều trị các vết thương nặng
Giai đoạn trước khi sử dụng gạc tiên tiến HETIS
Giai đoạn sử dụng duy trì kéo dài tới 5 tháng Hướng điều trị vết thương loét tỳ đè đang bị loét, ra dịch mủ: Sử dụng gạc xốp tẩm bạc HETIS Silver Foam kết hợp gạc Alginate tẩm bạc, giúp thấm hút dịch, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, tạo môi trường ẩm thúc đẩy liền thương. Có sử dụng thêm Gạc Film dán thứ cấp phía ngoài.
PHÂN CHIA MỨC ĐỘ LOÉT TỲ ĐÈ+ Với vết loét nông, ít dịch, không nhiễm khuẩn nên sử dụng gạc hydrocolloid. Gạc hydrocolloid vừa có tác dụng ngăn nước, vi sinh vật xâm nhập vào vết thương, vừa giúp duy trì môi trường ẩm, thúc đẩy liền thương, loại bỏ mô chết và hạn chế nguy cơ hình thành sẹo cho vết loét.
+ Vết loét nông, nhiều dịch, không nhiễm trùng người bệnh nên sử dụng gạc foam để che phủ vết thương. Gạc foam không chỉ có tác dụng ngăn nước, vi sinh vật có hại xâm nhập mà còn có khả năng thấm hút, giữ dịch tốt (giúp giảm số lần thay gạc), duy trì môi trường ẩm, cho phép trao đổi oxy, không dính vào vết thương nên không gây đau, tổn thương thứ cấp mỗi lần thay gạc.
+ Với vết loét sâu, ít dịch, không có dấu hiệu nhiễm trùng nhưng có lớp hoại tử: người bệnh nên sử dụng gạc hydrogel dạng kem, sau đó sử dụng gạc hydrocolloid hoặc gạc foam bao phủ bên ngoài.
+ Vết loét sâu, có đường hầm, nhiều dịch, không có dấu hiệu nhiễm trùng: gạc alginate dạng cuộn là lựa chọn tốt nhất. Người bệnh đưa gạc vào sâu trong vết thương, sau đó cố định bên ngoài bằng bằng gạc foam. Gạc alginate được chiết xuất từ rong biển nâu, có khả năng thấm hút rất tốt và đặc biệt là gạc nhanh chóng chuyển thành dạng gel ngay khi tiếp xúc với dịch vết thương, nhờ vậy cung cấp được môi trường ẩm cho vết loét nhanh liền. Bên cạnh đó, gạc alginate còn có khả năng cầm máu ở những mao mạch nhỏ và giúp loại bỏ các mô hoại tử mỗi lần thay gạc.
+ Với vết loét nông, tiết dịch nhiều, có dấu hiệu nhiễm trùng nên sử dụng gạc foam có tẩm ion bạc. Loại gạc này vừa có khả năng thấm hút dịch tốt, vừa có khả năng kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị tại chỗ.
+ Với vết loét sâu, nhiều dịch, có nhiễm trùng nên sử dụng gạc alginate tẩm ion bạc. Gạc alginate tẩm bạc vừa mang đầy đủ tính chất của gạc alginate thông thường, vừa có khả năng kháng khuẩn, giúp điều trị vết loét tại chỗ.