Vết mổ bị hở miệng phải làm sao? Cách xử lý an toàn cho bạn

Vết mổ bị hở miệng là tình huống không bệnh nhân nào mong muốn gặp phải sau quá trình hậu phẫu. Nhưng trong cuộc sống sinh hoạt, lao động hàng ngày, chúng ta không thể tránh được những tình huống dẫn đến xây xát, vết thương cần phẫu thuật , gây nhiều đau đớn, thậm chí là nguy hiểm nếu không được xử lý đúng. Vậy khi vết mổ bị hở miệng chúng ta nên làm gì? Cần xử lý ra sao, những kỹ năng cơ bản trong nhận biết và sơ cứu vết thương/ vết mổ bị hở miệng như thế nào? Hãy trang bị kiến thức cho bản thân qua bài viết này.

Nguyên nhân khiến vết mổ bị hở miệng

Vết mổ bị hở miệng sau hậu phẫu cũng thường gặp phải do quá trình chắc sóc hay vận động mạnh.

Vết mổ/ vết khâu có chỉ tiêu quá nhanh. Với một số vết thương, để đảm bảo tính thẩm mỹ hiệu quả, các bác sĩ thường sẽ dùng chỉ tự tiêu để khâu lại vết thương. Chính vì thế, mà khi chỉ tự tiêu quá nhanh trong khi vết thương còn chưa kịp liền miệng. Lý do này vô tình làm cho vết thương bị hở miệng và gây đau đớn cũng như cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

  • Vết khâu bị nhiễm trùng:  việc chăm sóc vết thương không đúng cách cũng là lý do khiến cho vết thương/ vết mổ bị hở miệng. Nguyên nhân chính là do vết khâu bị nhiễm khuẩn, gây nên tình trạng sưng tấy, làm cho chúng không liền miệng lại được.
  • Kỹ thuật khâu sai sót: Một trong những trường hợp hy hữu nữa cũng có thể khiến vết mổ bị hở miệng đó là do sơ suất của bác sĩ trong quá trình nối liền vết thương. Việc làm để sót dị vật trên vết thương sau phẫu thuật hay là chưa tốt trong kỹ thuật khâu vết thương cũng có thể là nguyên nhân xảy ra hiện tượng như trên.
  • Do bệnh nhân vận động mạnh. Sau khi khâu vết thương, người bệnh nên sắp xếp công việc để nghỉ ngơi tĩnh dưỡng và hạn chế vận động quá sớm hay mạnh. Nếu cố ý vận động quá mạnh sớm, các vết thương vì đó mà có thể bị căng gây đứt chỉ, làm cho  vết khâu/ vết mổ bị hở miệng, dễ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng và thời gian cũng như việc điều trị lâu hơn và khó khăn hơn.

Xử lý vết mổ bị hở miệng an toàn

Vết thương/ vết mổ khi bị hở miệng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây nhiễm trùng, đồng thời sẽ làm cản trở quá trình điều trị, khiến vết thương lâu lành hơn. Khi trong tình huống này, tùy theo từng tình trạng của vết thương và thể trạng của bệnh nhân để có cách xử lý phù hợp.

Vết mổ bị hở miệng bởi nhiều nguyên nhân, hãy chăm sóc vết hở đúng cách để vết hở khô ráo, sạch sẽ sẽ có lợi hơn trong quá trình lành thương.
  • Nếu vết khâu/ vết mổ bị hở miệng do vận động mạnh làm rách làm chảy máu thì chúng ta cần nhanh chóng dùng băng/ gạc giữ chặt vết khâu cho  dến khi vết thương/ vết mổ ngừng chảy máu. Tiếp đó là sát trùng vết thương/ vết mổ bằng dung dịch nước muối sinh lý naCl 0,9%, dùng gạc băng lại cẩn thận sau khi đã thấm khô vết khâu. Khi trường hợp vết mổ bị hở miệng quá rộng, cần nhanh chóng sơ cứu và đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
  • Nếu vết khâu/ vết mổ bị hở miệng do chỉ tiêu quá nhanh hay bởi kỹ thuật khâu sơ sài. Giống như trường hợp trên, nếu chỉ khâu tiêu quá nhanh/ vết khâu có vấn đề nhưng đã liền miệng chỉ hở với một diện tích nhỏ, bạn hãy rửa vết thương bằng nước muối loãng và thấm khô vết thương bằng vải sạch/ bông y tế. Với trường hợp vết khâu mềm, không có dấu hiệu chảy máu hay mủ, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ( theo chỉ định của bác sĩ). Việc này sẽ giúp vết khâu/vết mổ mau liền miệng và được một lớp màng sinh học bảo vệ khỏi bụi bẩn, vi khuẩn sẽ không xâm nhập được vào vết thương. Ngoài ra bệnh nhân cũng sẽ được dùng thêm mộ số loại thuốc uống kháng sinh để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng ( theo chỉ định của bác sĩ không nên tự ý mua sử dụng).
  •  Nếu vết khâu/ vết mổ bị hở miệng nhiễm trùng: cần nhanh chóng vệ sinh sạch sẽ vết khâu/ vết mổ với dung dịch muối loãng/ nước muối sinh lý. Sau đó là thấm khô vết thương và sử dụng một lớp thuốc mỡ kháng sinh mỏng lên trên bề mặt vết thương và dùng gạc băng lại. Trong trường hợp vết khâu/ vết mổ bị nhiễm trùng nặng, có dấu hiệu hoại tử, chúng ta cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất gặp bác sĩ phẫu thuật để được tư vấn và chữa trị kịp thời.

Mua gạc chăm sóc vết thương: Gạc Tiên Tiến Hetis

Lưu ý khi chăm sóc vết mổ bị hở miệng

Các vết khâu/ vết mổ bị hở miệng thường rất mỏng manh yếu ớt, bởi vậy bạn cần đặc biệt phải vệ sinh sạch sẽ và giữ vết thương/ vết mổ được khô thoáng, nếu không vết thương rất dễ xuất hiện nhiễm trùng. Trong quá trình lành thương phục hồi, các vết mổ bị hở miệng sẽ khó liền và gây nhiều đau đớn cũng như khả năng để lại sẹo rất cao cho bệnh nhân. Bởi vậy, ngay khi phát hiện thấy dấu hiệu bất thường cần có những biện pháp xử lý nhanh chóng, đúng cách và kịp thời. Ngay khi vết khâu bị hở không bị nguy hiểm và bạn hoàn toàn có thể tự chữa trị tại nhà thì sau khoảng 7 ngày, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra lại vết thương/ vết mổ cho chắc chắn.

Nếu vết khâu quá rộng hay là viêm nhiễm nặng nề, chúng ta không nên tự chữa trị mà hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và hỗ trợ. Khi vết khâu / vết mổ bị hở miệng, bạn nên nghỉ ngơi nhiều và hạn chế vận động trong khoảng 2 đến 3 ngày đầu. Ngày sau đó, hãy chỉ nên vận động nhẹ nhàng , vừa sức cho đến khi vết khâu/vết mổ liền miệng.

Chế độ ăn uống cũng nên có chọn lọc hơn trước bởi có thể đang có vết thương. Hãy sử dụng đa dạng nhiều nhóm thực phẩm giầu đạm, vitamin, khoáng chất, nên ăn nhiều hoa quả, rau củ xanh… Hạn chế sử dụng đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng…hay là những chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá… đều không tốt cho vết thương.

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *