Vết bỏng bị nhiễm trùng, cách nhận biết và xử lý

Vết bỏng bị nhiễm trùngnguyên nhân bởi vệ sinh không đúng cách. Sẽ không có nguy hiểm nào để lại nếu như được điều trị kịp thời nhưng đa số sẽ để lại sẹo. Do đó cần nhận biết vết bỏng bị nhiễm trùng qua những dấu hiệu nào và cách xử lý thế nào? Hãy cùng tìm hiểu.

Vết bỏng bị nhiễm trùng- dấu hiệu nhận biết

Vết bỏng bị nhiễm trùng, là biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời và đúng cách.
  • Bị sốt: Sốt là dấu hiệu đầu tiên nhận biết vết bỏng bị nhiễm trùng. Thời điểm này các đại thực bào và tế bào bạch cầu sẽ có nhiệm vụ đào thải những vi khuẩn lạ xuất hiện ra ngoài và khi đó cơ thể sẽ bị sốt- đây là phản ứng bình thường của cơ thể .
  •  Bị sưng đỏ vết bỏng: Với những vết bỏng mới thì phản ứng bị viêm và sưng xảy ra là điều rất bình thường. Tuy nhiên tình trạng sưng sẽ xảy ra kéo dài từ 4 đến 6 ngày. Đây là một trong những biểu hiện vết bỏng bị nhiễm trùng.
  • Có dịch tiết ra từ vết bỏng: Vết bỏng có chứa dịch là do các tế bào bạch cầu chết và sự đào thải của vi khuẩn. Với những vết bỏng nhẹ, bình thường cũng xuất hiện dịch nhưng với vết bỏng bị nhiễm trùng thì dịch tiết ra sẽ lâu và nhiều hơn bình thường.
  •  Có mùi hôi từ vết bỏng và dịch tiết ra: trường hợp vết bỏng bị nhiễm trùng và hoại tử nặng thì dịch tiết ra có mùi hôi. Ngay khi dấu hiệu này xuất hiện người bệnh cần phải được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời và đúng cách.
  • Cường độ, số lần đau tăng lên: Vết bỏng bình thường có dấu hiệu lành thì chỉ cần sau 2 đến 3 ngày sẽ dịu dần nhưng  dấu hiệu đau và cường độ đay không giảm mà lại tăng lên thì cần phải có những biện pháp xử lý ngay, tránh trường hợp nặng thêm.
  •  Xuất hiện các vết đỏ từ ngoại vi vào trung tâm vết bỏng và sưng hạch: việc xuất hiện của hạch đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức đề kháng của cơ thể khi có sự xâm nhập của vi khuẩn. Vì thế hiện tượng vết bỏng sưng hạch và đỏ rất có khả năng là đang bị vi khuẩn xâm nhập và vết bỏng cũng đang có những dấu hiệu bị nhiễm trùng. Đừng chần chờ hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

 Vết bỏng bị nhiễm trùng- cần làm gì?

Vết bỏng bị nhiễm trùng xử lý như thế nào? Lời khuyên cho bạn khi vết bỏng bị nhiễm trùng nặng bạn không nên tự ý xử lý tại nhà. Mà hãy đưa bệnh nhân tới các bệnh viện gần nhất để điều trị đúng cách bởi các nhân viên y tế. Với những vết bỏng nhẹ chỉ hơi sưng /đỏ, bọng nước nhỏ thì có thể xử lý theo cách sau:

  • Dùng nước muối sinh lý ( nồng độ 0.9%) để rửa vết bỏng. Tuyệt đối không nên rửa vết bỏng bằng oxy già/ cồn bởi nó sẽ loại bỏ cả những tế bào mới, gây rát khiến cho vết thương lâu lành hơn.
  • Sử dụng xịt băng vết bỏng có chứa màng sinh học Polyesteramide lên trên vết thương để che phủ và bảo vệ làm cho giúp vết bỏng nhanh lành hơn.
  • Hãy để vết bỏng tự khô và bong ra, không nên tự ý chọc thủng hoặc bóc bỏng nước khiến chúng bị vỡ, bởi hành động này sẽ làm cho vi khuẩn dễ dàng bị xâm nhập và  dễ nhiễm trùng hơn.

 Cách xử lý khi vết bỏng bị nhiễm trùng.

Vết bỏng bị nhiễm trùng, cần được vệ sinh và gặp bác sĩ để điều trị.

Xử lý vết bỏng phồng rộp bị vỡ nếu không khéo léo được làm đúng cách sẽ tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập, rất dễ xuất hiện tình trạng bị nhiễm trùng và để lại sẹo xấu gay mất thẩm mỹ. Lời khuyên của các chuyên gia Y tế, trong trường hợp này: các bệnh nhân cần phải nhanh chóng thao tác các bước sau đây để hạn chế tối đa cơ bị nhiễm trùng.

  • Sử dụng bông sạch lau xung quanh và rửa lại vết bỏng bằng nước muối sinh lý ( làm nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm cho vết bỏng).
  • Hãy sử dụng miếng dán/ gạc mỏng rồi nhẹ nhàng dán vào vết bỏng phồng rộp và bị vỡ.
  • Thay miếng dán hàng ngày và vệ sinh nhẹ nhàng lại vết bỏng ( tiến hành hàng ngày 4h/lần)
  • Trước khi thay miếng dán bạn hãy sử dụng thuốc mỡ kháng sinh bôi lên vết bỏng mau lành hơn. Cần phải chú ý rửa tay sạch, cho đến khi vết bỏng phồng rộp lành lặn hãy sử dụng miếng dán.
  • Với những vết bỏng nhẹ thì chỉ cần vệ sinh sạch sẽ là bạn vẫn có thể sinh hoạt làm việc bình thường. Với những vết bỏng nặng và đã bị nhiễm trùng thì cần vệ sinh bước đầu và di chuyển đến bệnh viện sớm nhất để giải quyết vấn đề nhiễm trùng kịp thời. Bên cạnh đó chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cũng rất quan trọng: bổ dung đầy đủ nước, dinh dưỡng cho cơ thể, hạn chế một số loại thực phẩm như: trứng, thị bò, rau muống… vì có thể gây thâm và hình thành sẹo khiến bạn mất tự tin trong cuộc sống.

 

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *